1. Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết
Tủ lạnh bị đóng tuyết luôn là vấn đề khiến cho người dùng phải đau đầu. Đây là hiện tượng tuyết (hay còn gọi là đá xốp) xuất hiện và bám vào thành tủ cũng như thực phẩm được bảo quản ở bên trong tủ ngày càng nhiều.
Nếu lớp tuyết trong tủ ngày càng dày và không tìm được cách khắc phục thì sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong việc trữ đông thực phẩm như: Thiếu không gian dự trữ, giảm khả năng làm lạnh và làm hiệu suất hoạt động của tủ kém đi.
2. Tủ lạnh bị đóng tuyết gây tốn điện
Việc tủ lạnh bị đóng tuyết không chỉ khiến bạn tốn nhiều thời gian cho việc vệ sinh tủ lạnh mà còn khiến cho lượng điện năng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân của điều này đó là vì lớp tuyết dày chặn đường ống của tủ lạnh và làm cho hơi lạnh không thể tỏa ra được. Từ đó khiến tủ phải hoạt động liên tục với công suất lớn hơn, đồng nghĩa với việc lượng điện năng tiêu thụ cũng nhiều hơn đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tủ lạnh hoạt động liên tục khiến linh kiện hư hỏng, tiêu hao điện năng và giảm tuổi thọ cho tủ lạnh nhà bạn.
Lớp tuyết dày bám trên thành tủ còn khiến cho hơi lạnh bị động và không thể lưu thông khắp không gian trong tủ lạnh, khiến cho quá trình làm đông giảm và thậm chí là cản trở hơi lạnh lưu thông xuống ngăn mát.
3. Nguyên nhân chính khiến tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết trên ngăn đá
Thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt
Tủ lạnh bị đọng nước và đóng tuyết trên ngăn đá có thể xuất phát trực tiếp từ thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt của người dùng. Một số thói quen xấu điển hình đó là: Mở cửa tủ lạnh quá lâu hoặc mở quá thường xuyên, cửa ngăn đá bị hở, bảo quản thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh,…
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Tủ lạnh nếu không được vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh của gia đình bạn có mùi, bánh răng bị bào mòn, bị kẹt do bụi bẩn hoặc khô mỡ do lâu ngày không vệ sinh khiến quá trình truyền nhiệt giảm mạnh. Do đó, tủ lạnh dễ bị đọng nước và đóng tuyết.
Rơ-le (Timer) không đóng sang tiếp điểm xả đá
Đây là bộ phận chuyển mạch ngắt compressor sang chế độ xả đá, được lắp ở ngăn rau củ hoặc phần hộp điện sau lưng tủ lạnh. Nếu rơ-le không đóng sang tiếp điểm, chế độ xả đá sẽ bị ngắt, khiến cho quá trình xả đá bị gián đoạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do mòn, bám bẩn hoặc khô mỡ.
Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch
Bản chất thực sự của sò lạnh chính là rơ-le xả tuyết, có khả năng đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt khi dàn lạnh bị phủ tuyết và ngăn chặn thanh điện trở đốt nóng khi không cần thiết, gây lãng phí điện năng. Vì vậy, khi sò lạnh không thông mạch, quá trình xả tuyết sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đóng tuyết trên ngăn đá.
Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt là bộ phận bảo vệ, ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động lâu, khiến tủ lạnh bị nóng, dễ hư hỏng. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động, dẫn đến việc tủ lạnh đóng tuyết.
Điện trở gia nhiệt bị đứt
Điện trở gia nhiệt là bộ phận điều khiển và ổn định điện năng khi bị dòng điện quá tải. Nếu điện trở gia nhiệt bị đứt, lượng điện năng sẽ khó có thể kiểm soát, dẫn đến việc tủ lạnh vận hành không ổn định, dễ bị hỏng hóc.
4. Cách khắc phục tủ lạnh bị đọng nước, đóng tuyết ngăn đá trên tại nhà
- Những dòng tủ lạnh đời cũ, lâu năm thường không có chức năng tự xả tuyết, bạn có thể áp dụng cách xả tuyết định kỳ dưới đây để giúp tủ làm lạnh tốt hơn.
- Riêng đối với những dòng tủ không đóng tuyết nhưng lại xuất hiện lớp tuyết trên ngăn đá thì có thể do tủ lạnh bị hư hỏng linh kiện nào đó ở bên trong. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp này, tốt nhất bạn nên liên hệ với các trung tâm bảo hành của hãng hoặc đơn vị sửa chữa uy tín.
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, bạn phải ngắt hết nguồn điện vào tủ lạnh để đảm bảo an toàn khi sửa tủ lạnh và tránh lãng phí nguồn điện năng.
Bước 2: Lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài
Sau khi ngắt điện, bạn phải lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài để đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất, bạn nên gói đồ ăn vào túi giữ nhiệt để thức ăn không bị hư hỏng và đặt vào một nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà.
Bước 3: Lấy khay đựng đá và khay đựng thức ăn ra ngoài
Lấy từ từ các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Bước này bạn nên cẩn thận vì những khay này được gắn với tủ lạnh bởi các điểm chốt, ốc vít. Nếu không cẩn thận thì rất dễ làm vỡ những mấu chốt này.
Bước 4: Quấn vải hoặc lót giấy xung quanh tủ lạnh
Khi mở tủ lạnh và tủ ngừng hoạt động, đá sẽ tan chảy ra thành nước. Do đó, để đảm bảo vệ sinh, bạn nên lót giấy hoặc vải trên nền xung quanh tủ lạnh để ngăn không cho nước chảy lênh láng ra ngoài. Đừng quên chuẩn bị khăn và giẻ lau để lau dọn nhé.
Bước 5: Mở cửa tủ lạnh, chờ cho tuyết trên ngăn đá tan ra
Mở tất cả các cửa của tủ lạnh ra, đồng thời cho một ca nước nóng để bên trong tủ lạnh, mục đích là làm cho đá nhanh tan hơn.
Bước 6: Dùng khăn mềm lau sạch nước trong tủ lạnh
Có thể thêm một ít bột vani để cho tủ lạnh thơm tho hơn. Trường hợp lớp đá nhiều quá, bạn nên chuẩn bị một cái chậu để hứng nước đá. Những khay đựng đá và thức ăn cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Bước 7: Lau lại tủ lạnh bằng khăn khô
Lau tủ lạnh lại một lần nữa cho thật sạch bằng khăn khô. Chú ý không làm rách phần đệm bằng cao su ở cửa đóng mở tủ lạnh.
Bước 8: Đặt khay và thực phẩm vào vị trí cũ
Đặt các khay thức ăn vào tủ lạnh và khay đá vào vị trí cũ, cắm điện và chờ tủ đủ lạnh thì mới cho thức ăn vào sau nhé. Để làm giảm hiện tượng đông đá trong thành tủ lạnh, bạn nên thoa một lớp dầu thực vật quanh thành.